Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

M Ệ T ...


Mỉm cười không Mệt ... Tức giận mới Mệt. ...

Ðơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt.
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt.
Chung tình không mệt, đa tình mới mệt.
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Ðược mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt không phải mệt, tâm can mệt mới là mệt.
 
Người viết bài này không Mệt,
Người chuyển tiếp bài này không Mệt,
Người đọc bài này mới Mệt...
Cho nên... mới xem tựa bài đã thấy... « Mệt » !...
Vậy chuyển tiếp bài nầy đi sẽ hết...."Mệt"!...

Vì sao phụ nữ giảm béo !

Chuyện tình của lợn


"Ban đêm, lợn đực lúc nào cũng thức để trông cho lợn cái. Nó sợ, thừa lúc chúng ngủ say, người ta sẽ đến bắt lợn cái đem đi thịt.

 Ngày lại ngày, lợn cái càng béo trắng nõn nà, lợn đực càng gầy đi trông thấy.
 ...
 Đến một ngày, lợn đực tình cờ nghe được ông chủ nói chuyện với tay đồ tể. Ông ta muốn thịt lợn cái đang béo tốt. Lợn đực nghe vậy mà lòng đau khổ khôn cùng.

 Thế là từ lúc đó, tính tình lợn đực thay đổi hẳn. Mỗi lần ông chủ mang đồ ăn đến là lợn đực ta giành ăn bằng sạch, ăn xong nó lại nằm ườn ra ngủ như chết. Nó còn nói với lợn cái, từ giờ ban đêm phải canh gác thay cho nó. Nếu phát hiện ra không chịu canh thì nó sẽ không bao giờ quan tâm đến lợn cái nữa. Thời gian qua đi, lợn cái cảm thấy lợn đực càng ngày càng không để ý gì đến mình nữa. Lợn cái buồn bã, thất vọng vô cùng. Còn lợn đực hàng ngày vẫn vô tư, vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.

 Ngoảnh đi ngoảnh lại một tháng qua đi, ông chủ dẫn tay đồ tể đến chuồng lợn. Ông ta thấy lợn cái trước đây đẫy đà, nõn nường là thế giờ chẳng còn lại được bao nhiêu thịt. Còn lợn đực lại trở nên béo trắng hẳn ra. Lúc này, lợn đực ta liền chạy thục mạng xung quanh chuồng, nó muốn thu hút sự chú ý của ông chủ, chứng tỏ nó là con lợn béo tốt, khỏe mạnh.

 Cuối cùng thì tay đồ tể cũng bắt lợn đực đi. Khoảnh khắc bị lôi ra khỏi chuồng, lợn đực vẫn cười và nói với lại với lợn cái: “Sau này em nhớ đừng ăn nhiều nhé!” Lợn cái đau xót cùng cực, định xông ra theo chồng, nhưng cửa chuồng đã đóng sầm trước mặt nó. Qua hàng rào tre lợn cái vẫn nhìn thấy ánh mắt chớp chớp của lợn đực.

 Tối hôm đó, lợn cái nhìn nhà chủ vui vẻ, quây quần bên nhau ăn thịt lợn, nó buồn bã thả mình nằm xuống nơi trước đây lợn đực vẫn nằm. Đột nhiên nó phát hiện thấy trên tường có dòng chữ: “ Nếu tình yêu không thể diễn đạt được bằng lời, anh nguyện dùng sinh mạng để chứng minh.” Lợn cái đọc xong dòng chữ mà lòng đau quặn thắt.

 Loài người nghe xong câu chuyện tình đẹp mà buồn này không khỏi động lòng. Chị em nữ giới để tưởng nhớ mối tình này, bắt đầu đua nhau giảm béo…"


Nụ hôn thần thánh

Một cô gái và một thiếu niên cùng bước xuống một chuyến đò. Khi bà lão chèo đò chèo ra giữa sông, gã thiếu niên xích lại gần cô gái và hỏi:
- Em có muốn hôn anh không?
Cô gái hét vào mặt gã thiếu niên:
- Đồ nhóc con.

Khi cô gái bước lên bờ, bà lão chèo đò nói với gã thiếu niên:

- Vào đêm 30 hằng tháng, cô ấy thường hay vào miếu làng khấn vái. Cô ấy rất tin vị thần này. Con hãy núp sau lưng tượng thần. Khi cô ấy khấn vái thì con nhảy ra và xưng là thần, lúc đó con muốn gì cô ấy cũng chiều.
Gã thiếu niên làm y lời của bà lão chèo đò. Trong bóng đêm cô gái đang quy khấn, thì gã thiếu niên từ sau tượng thần nhảy ra hét sang sảng:
- Ta là thần ở miếu này.
Cô gái hồn vía thất thần:
- Con lạy thần! Con lạy thần!
Vị thần nói:
- Ta muốn lấy nhà ngươi. Cô gái im bặt một lúc rồi nói:
- Con là con gái còn trinh, lấy thần bây giờ sau này làm sao con lấy chồng . Thần suy nghĩ một thoáng:
- Không lấy ta, thì cho ta ôm hôn cũng được.
Cô gái trả lời:
- Được… Được… Sau khi ôm hôn xong, vị thần liền cười to:
- Ha! Ha! Ha! Ta không phải là thần, ta là thằng nhóc con. Ha!Ha!Ha! Lập tức, cô gái bỗng cười phá lên:
- Ha! Ha! Ha! Ha! Ha! Ta không phải là cô gái, ta là bà lão chèo đò. Ha! Ha! Ha!

Thơ T.T.K.H.


The "romantic" reaction (lãng mạn)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Cho anh xáp lại có được không?
Ðỡ bận tâm em tìm kép mới
Khỏi mắc công anh kiếm lòng vòng

 

The "hurry up" reaction (vội vã)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh giờ chưa vợ vẫn nằm không
Cho anh nối lại tình năm cũ
Kẻo muộn rồi em lại... lấy chồng
 


The "cheapy" reaction (bần tiện)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Con em năm đứa chạy lông nhông
Ối dzời đông quá ai mà dám
Nhảy vào nuôi gạo chả bõ công


 

The "relieved" reaction (nhẹ nhõm)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh mừng hết lớn nhẹ như bông
Hết cần lén lút sau manh cửa
Ðợi hắn đi ra nhẩy vào phòng
 


The "no one can do" reaction (vợ là trên hết)

Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh đành chịu phép thế là xong
Vợ anh dữ lắm xin em hiểu
Sư tử Hà Ðông nó "xếp sòng"
The "curious" reaction (tò mò)

Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Cho anh xem mặt chút được không?
Gặp rồi xin lỗi cho anh hỏi
Người xí thế sao dám... bỏ chồng?
 


The "religious" reaction (tín ngưỡng)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Trời ơi có thật uổng hay không
Anh đi tu mãi từ dạo ấy
Chả nhẽ giờ anh lại nhảy dòng?

 


The "mommy’s boy" reaction (con trai của mẹ)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh về thưa mẹ lấy được không?
Mẹ rằng: Như thế không phải lối
Mầy ngu sao lấy gái một chồng?
 


"Too late" reaction (muộn màng)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Thời nay thật khó kiếm đàn ông
Ngày xưa ong bướm bu đầy ngõ
Bây giờ bướm dzọt, ong cũng dông
 


The "practical" reaction (thực tế)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Làm ơn ráng chịu có được không?
Cho anh yên ổn làm ăn với
Anh chán lắm rồi chuyện viễn vông
 


The "sympathetic" reaction (lòng thương cảm)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh thương giùm số phận long đong
Người sao đẹp quá mà xui thế
Tính lẻ sơ sơ... bảy đời chồng
 


The "an phận" reaction (phủi tay)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh về an phận thế cho xong
Vợ anh không đẹp bằng em mấy
Nhưng đỡ hơn em chẳng đổi lòng
 


The "Heart of Stone" reaction (trái tim sắt đá)
Nghe nói rằng em đã bỏ chồng
Chẳng hay chồng cũ có mừng không
Bảo rằng em giống như xe cũ
Ðứa nào mua lại sửa mất công



 

The "dream on" reaction (mộng mơ)
Nghe nói rằng em sắp bỏ chồng
Tin đồn chả biết thật hay không
Làm anh thấp thỏm chờ đợi mãi
Ðợi mãi mà em chả bỏ chồng 




 

The "promise" reaction (lời hứa)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh nằm van vái với tổ tông
Từ nay thề sẽ không chơi bậy
Ðể có mền da đắp mùa đông

Cái sự khác biệt giữa Sài Côn và Hà Thành

Hình thức

Hà Nội, cho dù trong túi bạn không có tiền nhưng ra đường vẫn muốn “xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần, đầu tóc bóng loáng”!
Đến Sài Gòn bạn sẽ thấy nhiều người đi xe 67 của bảo tàng, điện thoại đời đầu, áo phông cũ, nhưng nếu ai hỏi tiền sẽ trả lời: “Cần nhiêu?”.

Giao thông
Ở Hà Nội, nhiều xe máy lấn phần xe hơi, nhưng luôn phải quan sát phía sau nếu muốn dừng lại khi đèn đỏ!
Đến Sài Gòn, bạn có thể thấy người ta vượt đèn đỏ, nhưng không ai dám đi vào phần đường của xe hơi!

Gọi điện ngoài đường
Ở Hà Nội, bạn có thể đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại “cho cả thế giới biết bạn là ai”!
Đến Sài Gòn, bạn hãy dắt xe lên vỉa hè nói chuyện nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn “cuốn theo chiều gió”!

Cơn mưa
Mưa Hà Nội giống như tính tình các cô gái Hà N ội, âm ỉ dai dẳng và làm cho bạn nhớ mãi!
Những cơn mưa Sài Gòn giống tính tình của các cô gái Sài Gòn , đỏng đảnh nhưng mau quên!

Con gái
Con gái Hà Nội, da trắng, nói năng nhỏ nhẹ, gọi người yêu là anh yêu. Khi bạn đã yêu thì khó bỏ!
Con gái Sài Gòn da rám nắng, nói năng ngọt ngào, gọi người yêu là ông xã. Khó tán nếu muốn yêu!

Hai cô gái cùng thích một món đồ
Con gái Hà Nội sẽ nói với bạn: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”.
Con gái Sài Gòn thủ thỉ: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”.

Khách sạn
Ở Hà Nội, khi dừng xe trước cửa khách sạn, có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu!
Đến Sài Gòn, xe vừa dừng, xuất hiện ngay người chạy tới mở cửa và giúp bạn bê đồ vào khách sạn!

Thái độ phục vụ
Ở Hà Nội, chắc hẳn bạn sẽ xúc động đến lăn đùng khi thấy người phục vụ nói lời cảm ơn!
Đến Sài Gòn, dần dần bạn sẽ thấy “bình thường thôi” khi cô lễ tân cúi gập người chào bạn!

Đi hát Karaoke
Đi hát ở Hà Nội chủ yếu hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ. Hát xong quên luôn vừa hát bài gì!
Đến Sài Gòn nhớ hát hay là chính, vì thế phải gắng hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê một cục!

Đi sắm đồ
Ở Hà Nội, sáng ra bạn vào cửa hàng quần áo chọn hàng mà không mua, bạn sẽ được nghe người bán hàng văng một tràng tiếng Đan Mạch và họ còn đốt vía sau khi bạn đi!
Đến Sài Gòn, không kể sáng trưa chiều tối, nắng mưa gió bão, bạn chọn thoải mái, nếu bạn không mua, người bán hàng nói: “Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha”!

Ngôn ngữ
Ở Hà Nội, trước khi đi Sài Gòn, bạn chào họ hàng: “Cháu chào cô cháu đi!”.
Từ Sài Gòn, bạn về Hà Nội, bạn chào hàng xóm: “Con thưa dì con dzìa!”.

Quán cà phê
Ở Hà Nội bạn sẽ quen mắt với quán cà phê chen chúc, hai đôi tình nhân chung một bàn!
Đến Sài Gòn bạn sẽ lạ mắt khi thấy những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus!

Gọi cà phê
Ở Hà Nội khi bạn gọi “cà phê nâu” sẽ được cà phê sữa. Đến Sài Gòn nếu gọi câu đó chủ quán sẽ mang cho cà phê đen!
Ở Hà Nội, nếu bạn gọi “bạch sửu” họ tưởng bạn là người Tàu! Nhưng đến Sài Gòn họ sẽ mang cho bạn ly cà phê sữa!

Sau khi gọi cà phê
Ở Hà Nội, bạn được một cốc cà phê có ít sữa và vài cục đá lạnh nhỏ. Nếu muốn có cốc nước lọc bạn phải gọi vài lần.
Đến Sài Gòn, bạn sẽ thấy cốc cà phê có sữa và đá lạnh đầy ú ụ. Cùng với đó là cốc trà đá to đùng và nước lọc đủ để tắm!

Uống cà phê
Ở Hà Nội thường có thói quen uống cà phê khi đi chơi vào buổi tối, hoặc trước khi… đi ngủ!
Đến Sài Gòn bạn sẽ thấy thiên hạ uống cà phê có nhiều đá vào buổi sáng, và uống trước khi đi làm!

Khi có người rủ bạn ăn sáng
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn đủ tiền cho hai người, hoặc là chẳng cần đồng nào!
Đến Sài Gòn: Nếu bạn nhận lời đi ăn sáng cùng, ăn xong tiền ai nấy trả!

Ăn sáng
Có thể bạn quen với bát phở Hà Nội không thể thiếu mì chính và quẩy, được bưng ra trong khi ngón tay người phục vụ nhúng cả vào đó!

Đến Sài Gòn bạn đừng ngạc nhiên khi phở phải có rau, giá và tương, được bưng ra với cái tô được đặt trên chiếc đĩa!

Chùa chiền
Chùa chiền ở Hà Nội khi bước chân vào là thấy lòng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa!
Đến Sài Gòn bạn sẽ không quen với không gian ồn ào, không tịnh, khách đến chủ yếu là tham quan!

Đèn đỏ
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước
Hà Nội: chửi tan nát đối tượng
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp

Con đường
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm

Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

Dao dĩa
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa

Dạ vâng
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”

Tỏ tình
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao?”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giữ xe hàng quán
Hà Nội: trông hộ xe miễn phí
Sài Gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”

Xôi
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Siêu thị
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình

Nhà sách
Hà Nội Nhân viên hách dịch
Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Tào phớ

Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài.

Chè
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút.

Cắt chanh
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa

Cây xanh
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba Tháng Hai

Tán gái
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Cuối tuần
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm

Chất chơi và chất chiến
Hà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có.
Sài Gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền: Chú cần nhiêu???

Gọi người yêu
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu.
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã.

Xe
Hà Nội: hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn: những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

Vá xe
Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho.

Hồ
Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to
Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại.

Xe khách
Sài Gòn: Đi xe đò!!! 1 người 1 ghế (số ghế đàng hoàng) không đón thêm nếu đã đầy.
Hà Nội: Anh ngồi xích vào, cho người ta ngồi với!

Ra đường
Sài Gòn: Ra đường đầu tóc chỉnh tề
Hà Nội: Đội nón tai bèo ta rề rề dạo phố

Shopping
Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.

Nói tức
Hà Nội: Quân dở hơi
Sài Gòn: Đồ mắc dịch

Hài
Hà Nội: Nặng về lời nói.
Sài Gòn: Nặng về cử chỉ.

Nói năng
Người Hà Nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Quán Internet
Hà Nội: ít nhưng rẻ!
Sài Gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa
Hà Nội: nhỏ và ngắn
Sài Gòn: rộng và sâu

Chào hỏi
Hà Nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!
Sài Gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Về đồ ăn
Người Hà Nội hay ăn mặn
Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt

Ngồi quán
Hà Nội: Nhiều quán ngồi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài Gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Giục người bán hàng gói nhanh lên
Sài Gòn: Vâng em làm ngay đây
Hà Nội: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh sang hàng khác!

Phong cách sống
Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn.

Cái tẩy
Ở Hà Nội: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở Sài Gòn: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá.

Thuốc lá
Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai.

Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vàokhách sạn Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Giầy vớ
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

Chợ tình
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có xài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

Ca ve:
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha…”

Giàu có:
Bạn được coi là giàu có khi…
ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Uống bia
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về

Xôi

Hà Nội: Gói lá

Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon

Phở
Hà Nội: khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

Nước canh rau muống
Hà Nội: Sấu, chanh
Sài Gòn: Me, chanh

Cơm sườn
Hà Nội: những miếng sườn nhỏ nhỏ xào chua ngọt, ngon kinh hoàng
Sài Gòn: một tảng thịt nướng to đùng

Hồ
Hà Nội: mênh mông là nước, đẹp và thơ mộng
Sài Gòn: như một cái ao bé cỏn con.

Thời trang

Hà Nội: không nhiều nhưng tinh tế
Sài Gòn: nhiều vô kể, giá rẻ , không đến nỗi nào nhưng không đặc sắc

Sinh viên và cave

Hà nội: Nhiều em cave trông như sinh viên
Sài gòn: Nhiều em SV trông như cave

Cảm nhận của một người Hà Nội về người Sài Gòn

Vô tình đọc được bài cảm nhận của một người Hà Nội viết vềngười Sài Gòn sau một thời gian anh ta ở đây. Ban đầu anh ta thấy Sài gòn thật xô bồ, chật chội. Nhưng khi gắn bó ở đây một thời gian, anh ta yêu Sài Gòn lúc nào không hay biết.
Bài viết thật hay và đúng như những gì anh ta cảm nhận. Sài Gòn:
Tôi bước chân xuống Tân Sơn Nhất lần đầu cũng đã lâu. Đi taxi về công ty tôi – đường phố đông đúc nhưng mọi người đi có thứ tự. Những tòa nhà cao ốc be bé nằm sát nhau trên đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ khiến tôi nghĩ Sài Gòn thật xô bồ, lộn xộn. Thế mà từ đó đến giờ đã yêu mất Sài Gòn và người Sài Gòn.
duong pho sai gon1 Cảm nhận của một người Hà Nội về người Sài Gòn
Người Sài Gòn có vài món ăn quen, món đặc biệt nhất là Cơm Tấm. Sáng Cơm Tấm, tối đêm Cơm Tấm. Lâu đi nhậu về là lại thèm một dĩa cơm sườn bì chả, ghé vào vỉa hè, ăn rồi mới leo lên giường ngủ được.
Người Sài gòn sáng cafe ăn sáng vỉa hè, cafe nhạt, kèm theo bình trà và vài ba tờ báo ngồi dưới những hàng cây cao nhìn dòng người qua lại. Đồ ăn sáng Sài Gòn cũng đơn giản, bánh canh, hủ tíu, phở Bắc, phở Hoa, món nào vỉa hè cũng ngon, ngu nhất là ghé vào mấy quán trong nhà, có thương hiệu vì mắc chết mẹ
Người Sài Gòn không có khái niệm đại gia hay đẳng cấp. Một ông chủ đi mẹc cũng vẫn ngồi vỉa hè ăn, nhậu chứ không cần phải thể hiện đẳng cấp đại gia. Những chàng trai, cô gái sành điệu vẫn ăn hàng cùng với những người lao động chứ không phân bì. Miễn là đủ tiền để trả không có người ta đánh cho nhừ xương.
Người Sài Gòn có món nhậu, vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, có tiền cũng nhậu, hết tiền càng phải nhậu. Giầu thì uống rượu Tây, bình dân thì Ken, Sài Gòn đỏ, Tiger (chỉ dành cho những ông già tầm 60 -bữa nào kể cho nghe), nghèo thì Ngọc Dương, Chuối Hột và vài trái xoài.
Người Sài Gòn không nhậu trưa, chỉ có nhậu từ tối – đêm – sáng. Dân nhậu có câu “Tình thương mến thương”, thấy bàn bên cạnh có anh chàng nói chuyện vui, sang cụng cái, bàn bên kia có cô bé dễ thương đi một mình sang cụng một cái. Cụng qua cụng lại một lúc lại sắp vài bàn vào làm một. Zô là zô là zô là zô. Nhiều người cứ nghĩ rằng nhậu nhẹt ở Sài Gòn là bê tha – người Sài Gòn không thế. Nhậu là chia sẻ, là giải tỏa những gì còn đọng trong ngày, có chút hơi men uống vào cho quên. Sáng dậy lại hòa mình vào cuộc sống và quên đi những chuyện cũ.
sai gon buoi sang 1024x768 Cảm nhận của một người Hà Nội về người Sài Gòn
Người Sài Gòn yêu nhau cũng lạ, không cần phô trương, thương là đến với nhau. Quen nhau từ bàn nhậu, quen nhau ở quán cafe, quen nhau trong thang máy… cứ thích là nhích thôi. Người ta thương nhau, về với nhau là để thế giới bớt đi hai người cô đơn (thế mà anh vẫn cô đơn thế này) Yêu Gái Sài Gòn không cần phải tỏ tình, cứ rủ đi cafe vài bữa, cho nắm tay, đi xem phim cho thơm, thế là thành bà xã… Tình yêu cũng có hợp tan, nếu hết thương nhau thì lại nhậu, cafe, xem phim… và thêm một mối tình mới.
….

(theo Người nhiều chuyện)

Chuyện vui: Gẫy cột buồm

Coi chừng gy ....cột buồm
 Có một gia đình nọ, người vợ cả không có con nên đành lòng phải đi cưới vợ bé cho chồng mình nhưng với điều kiện là người vợ bé phải ở nhà phía sau. Ông chồng mừng như vớ được vàng. Ban đêm bà vợ cả mắc cái võng ngủ ngay cái cửa ăn thông hai nhà.
Cô vợ bé còn trẻ cũng háo hức được ngủ với chồng mình nhưng đêm đã khuya mà chưa thấy chồng mình xuống nhà bèn nhắn gửi qua câu thơ trong đêm trường khuya khoắc:
Thuyền ơi có nhớ bến không
Bến thì luôn nhớ và mong thuyền về
Ông chồng nằm nhà trên cũng rạo rực lắm và khi nghe hai câu thơ não nuột của bà vợ bé như thế cũng muốn xuống nhà dưới ngủ với bà ta nhưng thấy bà vợ cả nằm trên võng còn thức nên anh không dám xuống và ông ta đành lòng phải trả lời:
Bến ơi thuyền nhớ vô cùng
Dọc đường đồn bót ngại ngùng khó qua
Bà vợ cả quái ác nằm trên võng nghe hai người ở hai đầu trò chuyện với nhau, mỉm cười trong bóng tối bèn trấn an hai người qua câu:
Bót đồn thì mặc bót đồn
Thuế má đóng đủ thuyền qua mặc thuyền
Ông chồng nằm trăn trở mãi sau khi nghe bà vợ cả "đòi đóng thuế " và cũng vì muốn "tìm của lạ" nên cũng đành chấp nhận "đóng thuế" bà vợ cả cho xong. Sau khi " đóng thuế " xong nhưng vì bị "tận thu" nên ông chồng phải đành lòng nhắn gửi cho người vợ mới:
Bến ơi thuyền cũng muốn qua
Thuế má đóng đủ nhưng gãy cha cái cột buồm
Bà vợ bé !!!!
 

HÌNH ẢNH THÚ VI

 HÃY NHÌN KỸ NHÉ


B
n thy gì?
nhìn k
bn s thy hai cnh trái ngược trong mt tm hình:
1-. cô gái ng
i, chàng trai đng đàng sau, ôm c cô gái.


2.chàng trai ngi, cô gái đng đàng sau, ôm c chàng trai

Xem xong hình này, b
n có dám nói và dám tin nhng ai nói:Chính mt tôi thy!

Mời coi them