Ảnh của Tôi
16 Phan Ngọc Tòng P.2, TP.Bến Tre, Vietnam
Tin học - Bến tre - Vi tính - Bến Tre - Laptop Bến Tre - Thiết kế - Hướng dẫn - Sửa chữa Lắp ráp cài đặt - Phục hồi ảnh cũ - Hướng dẫn - Dựng đĩa Phim Nhạc - ảnh Kỹ thuật số - Đồ họa - CD&DVD Soft Driver... Các dịch vụ liên quan đến vi tính tin học. Nơi bạn đến là được. Keyword: Tin hoc Ben tre tnx -Vi tinh Ben Tre tnx - Tân Nam Xương - Bến Tre tin hoc tnx - Ben Tre vi tính tnx -bentretnx - vitinhtnx

@ Nhận chụp ảnh, quay phim cưới hỏi, sinh nhật, đám tiệc..., tạo album ảnh & CD & DVD kỹ niệm, album nhạc..., đội ngủ nhà nghề với công nghệ studio kỹ thuật số hiện đại. @

 Hướng dẫn và nhận thiết kế: @Film @Ảnh kỹ thuật số + Ra ảnh dựng phim cho máy chụp hình, máy quay phim Kỹ thuật số,các loại camera... máy điện thoại di động

ồ họa @Corel @Photoshop

@Phone: 016.460.460.22

Cô dâu để làm gì.

Bữa tối tại nhà của chú rể, mọi người đang nhiệt liệt đón tiếp nàng dâu mới về.

Cô dâu bắt đầu lên tiếng:
- Mến chào tất cả người nhà thân thương của con, con rất cám ơn mọi người đã đón tiếp con vào gia đình mới một cách nồng nhiệt. Trước hết con xin mọi người hãy an tâm là sự gia nhập của con quyết sẽ không làm thay đổi đời sống và những công việc bình thường hằng ngày của quý vị.
Bố chồng hỏi:
- Ý của con là?
Con dâu trả lời:
- Ý con muốn nói là những người rửa chén nên tiếp tục rửa chén. Những người giặt áo quần cũng xin giữ yên như vậy. Còn ai phụ trách nấu cơm thì xin đừng vì sự có mặt của con mà ngưng nấu cơm. Còn ai lo chuyện quét dọn thì vẫn tiếp tục quét dọn.
Mẹ chồng hỏi:
- Thế thì cô đến đây để làm gì?
Nàng đâu bình tĩnh trả lời:
- Con ấy à? Công việc của con là đến đây làm vui lòng con trai của mẹ!

Mâm ngũ quả cho năm mới


Nước Pháp nhất cái gì?

Các bạn ơi!
Nước Pháp đứng nhất về nhiều phương diện:
1-Thiếu nữ và phụ nữ nào cũng có thân hình thon gọn, đẹp như tượng. Lý do: ai đi làm, đi học cũng phải chạy thật nhanh để kịp xe điện ngầm! Không có người nào tà tà đi nhởn nhơ, do đó, không có người mập ú, núng na núng nính những khối bưởi, khối bầu... 

  Thứ hai, thức ăn mắc quá, nên ai cũng ăn ít. Một ổ bánh mì 7 Euro, tương đương US $11,50 một ổ! Một ly cà phê nhỏ xíu xìu xiu cũng 4, 5 Euro, tương đương US $8, 9.00! Một tô phở 9 hay 10 Euro, gần US $15.00! Ai có đủ tiền ăn nhiều? Một tờ giấy "napkin" giá 1 Euro, nghĩa là US $1.60! (Không phải một lố đâu!) Serious! Nói chung, đồ gì cũng mắc! "Đồ"...của mấy em càng mắc hơn!
2-Đường xá dơ nhất. Quanh Paris, chỗ nào cũng có phân chó! Tôi từng ở chung với một bà từng làm Tổng Giám Đốc ở Mỹ, bà có 3 con chó, sáng nào cũng dắt chúng đi ... chơi và không bao giờ mang theo bao nylong để đựng phân chó!
3-Nước Pháp ăn cắp như rươi. Đi chơi ở mấy chỗ công cộng đều được nhắn nhủ là coi chứng móc túi. Dân Parisieng móc túi nhanh như điện!
4-Đường xá thì hẹp. Thang máy nhỏ xíu như cái hộp đồ chơi, chỉ chứa được hai người là nhiều. Xe hơi thì nhỏ xíu để tiện "parking" nửa trên đường, nửa dưới đường! Phòng khách sạn cũng nhỏ. Phòng "toilet" chỉ vừa cho người ốm nhách. Bà nào to con, vào toilet phải đi nghiêng! Cho nên, tôi đoán chừng .. đàn ông cũng nhỏ xíu!
5-Thiếu nước tắm. Các appartment ở Paris không có toilet và phòng tắm cho từng hộ, phải xài chung ở dưới nhà, nên đa số lười. Đi tiểu trong bô dấu dưới giường! Ít tắm nên các bà .. hôi rình!
Vậy mà nước Pháp nhất cái gì?
CTT


Góp ý:
Để trả lời nước Pháp nhất cái gì? Xin thưa: Dầu thơm! Phải có thứ này mới trị được ba cái mùi ...kia!
PKN

Thư của con dâu thời hiện đại

Giả dụ ( supposedly ) quí vị nhận được lá thư của cô con dâu, quí vị nghĩ sao?
Góp ý:
Những đìều này cô con dâu nói rất chí lý. Đúng quá đi chứ! Sao gọi là điều đáng sợ, chỉ thật đáng sợ đối với những bà mẹ chồng muôi con trai theo kiểu đầu tư để gặt hái khi về già như kiểu "già cậy con" vậy đó. Xưa rồi các cụ ơi! Tui là bà già nhưng đồng tình và rất hoan nghênh lý lẽ của cô con dâu này.
PKN


ĐIỀU ĐÁNG SỢ...(Những điều khuyên rất hay...)
 
Ðây là bức thư của con dâu thời hiện đại gửi mẹ chồng

Con cứ nghĩ mãi, rốt cuộc mẹ có ý nghĩa gì với con? Mẹ chẳng qua là mẹ của chồng con. Trước khi lấy anh ấy, mẹ chẳng có chút ý nghĩa nào đối với cuộc sống của con. Cuộc sống của con là do bố mẹ đẻ của con cho con. Kiến thức, năng lực, sự giáo dục, cách đối nhân xử thế, ... của con ngày hôm nay đều là do con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tí tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ. Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con. Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng. Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng đành vậy nhưng mẹ cũng đừng nên cố ý tạo ra ý nghĩa này nọ đối với con, đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới lông tìm vết, nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa được nói. Ban ngày con có công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ và sau đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế nào, làm gì có chuyện đấy? Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào. Con có thể tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được. Cho nên bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ, mẹ không được có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với con. Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo", con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ. Con kiếm tiền bằng công sức và khả năng của mình, nên quả thực không hề muốn phải đi thăm dò sắc mặt của mẹ thế nào. Lại nữa, mẹ đừng nên một mực cho rằng con trai mẹ giỏi giang ghê gớm lắm, nếu mà con không đi làm thì thử hỏi chuyến đi Trung Quốc du lịch hai tuần năm ngoái của mẹ là tiền ở đâu ra. Con càng nghĩ càng thấy thực ra mẹ chả có bất kỳ ý nghĩa nào đối với con cả, nếu mà có một ý nghĩa nào đó về hình thức thì mẹ chẳng qua chỉ là mẹ của chồng con thôi. Tất cả công sức tình cảm của mẹ đều dồn cho anh ấy, người báo đáp công lao mẹ là anh ấy. Tương tự như vậy, người mà con cần báo đáp cũng chỉ có bố mẹ con thôi. Nếu hôm nay bố mẹ con cũng soi mói con trai mẹ như vậy thì mẹ có cảm thấy dễ chịu không? Và con trai mẹ sẽ đáp ứng được mấy phần yêu cầu của bố mẹ con đây?

Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm. Trong khi hễ con bị cảm cúm thì mẹ bóng gió mát mẻ rằng con sức khoẻ kém. Bởi vậy, khi mẹ bị ốm, con chẳng có cách nào để động lòng trắc ẩn. Nói tóm lại, anh ấy hiếu thảo với mẹ là đúng, còn con, con phải đem cái hiếu thảo của con báo đáp cho người đã sinh thành ra con. Nếu mẹ muốn con làm việc gì thì mẹ làm ơn bớt bới móc đi một tí và thầm cảm ơn con, vì rằng con đâu có thiếu nợ mẹ, làm giúp mẹ là làm giúp một người trên danh nghĩa là mẹ đẻ của chồng con, tất cả chỉ có vậy thôi. Nếu anh ấy không phải là chồng con, mẹ tưởng mẹ sẽ có vinh hạnh ấy sao? Hơn nữa mẹ cũng nên chịu khó xem thời sự vào, bây giờ là thời đại trả tiền thuê người làm việc nhà rồi, mẹ đã không trả lương cho con thì mỗi lúc con làm giúp mẹ, mẹ nên mỉm cười mới đúng chứ! Cuối cùng, con viết thư này chắc chắn mẹ sẽ cho con là phường nghịch tử vô luân, nhưng giữa người với người là phải tôn trọng nhau, và con đối xử với mẹ cũng trên nguyên tắc cơ bản như vậy. Nếu mẹ không thể tôn trọng những cảm nhận của con thì coi như con cũng xin nhường mẹ một chút vì mẹ dù sao cũng là người đi trước, nhưng con vẫn cứ phải nói cho hết nhẽ. Chắc mẹ sẽ bảo "Làm dâu nhà người phải hiểu đạo lý", nhưng về phía con cũng vẫn phản đối , con không phải do mẹ nuôi dạy, càng không nợ nần gì mẹ, và con cũng đã phát huy tối đa khả năng nhẫn nhục và tôn trọng của mình. Còn những điều cần học hỏi thêm là ở phía mẹ. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, mẹ ạ!
to all daughter in-law


___________________________________________

Hãy trân trọng và quí mến đàn ông!

Qua bài viết này, mình sẽ chứng minh cho các bạn thấy: Mặc dù thỉnh thoảng làm bậy, thường xuyên nói bậy và không bao giờ thôi nghĩ bậy, thì đàn ông vẫn là những sinh vật vô cùng đáng mến và tuyệt vời.

Trước tiên, đàn ông là gì thì chúng ta biết rồi. Nếu chưa biết có thể nhìn vào gương hoặc nhìn ra ngoài đường hoặc nhìn vào giường một nhà nào đấy.

- Đàn ông tuyệt vời, bởi vì đàn ông là phái mạnh. Phái mạnh nghĩa là phải khỏe mạnh, phải du côn. Yếu đến mức không xách nổi chiếc túi cho bạn gái hay kéo chiếc ghế cho phụ nữ ngồi thì không thể gọi là phái mạnh. Khí phách nam nhi thể hiện ở chỗ dọc ngang đất trời, lên rừng xuống biển, ăn bờ nằm bụi.

Đàn ông thường thích lên núi. Dù đó là trò “đi lên thì sướng, đi xuống thì mệt”. Leo lên đỉnh núi khiến đàn ông có cảm giác như vừa chinh phục được thử thách khó khăn. Và khi đã trở thành người chiến thắng rồi, đàn ông có thể thỏa sức ngắm nghía phong cảnh hữu tình, hoặc thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của mình bằng cách đưa mắt nhìn sang những ngọn núi khác. Đàn ông thường “đứng núi này trông núi nọ”, và đó là một sở thích cực kỳ tự nhiên, không nên trách đàn ông về điều đó.

Đàn ông cũng thích xuống biển. Ở biển, dù không nóng nực người ta vẫn ăn mặc mát mẻ. Đàn ông thích tươi mát. Đàn ông thường ví biển như đàn bà. “Biển tử tế và rất đẹp. Nhưng nó cũng có thể rất độc ác và tráo trở bất thình lình” . Đàn ông cũng thích nóng bỏng. Nhưng lúc nào cũng nóng bỏng thì mệt. Đàn ông không thích mệt.

- Đàn ông tuyệt vời, bởi vì đàn ông lãng mạn. Nghe đến đây có thể bạn muốn khóc thét, nhưng hãy bình tĩnh. Mặc dù vào những dịp như Giải phóng Điện Biên hay Tết thiếu nhi 1/6, phụ nữ phụng phịu “Sao anh không tặng hoa cho em?”, đàn ông sẽ trơ mắt ếch “Sao phải tặng ??? Tặng làm gì ???”, nhưng mình xin khẳng định đàn ông, chứ không phải đàn nào khác, là những sinh vật lãng mạn nhất hành tinh. Có điều vì lãng mạn nghe gần với lãng … nhách, nên họ không muốn thừa nhận điều đó, mà hay đem gán quách cho phụ nữ.

Bây giờ, hãy điểm qua lịch sử tình yêu của nhân loại, bạn sẽ mau chóng nhận ra những hành động được coi là lãng mạn nhất từ trước đến nay đều do đàn ông thực hiện, mà phụ nữ thường là đối tượng được hướng đến. Nào là leo rào trèo ban công tâm sự, nào là bắc loa chốn công cộng tỏ tình, nào là đâm chém tình địch, hò hét lúc nửa đêm … Bạn thử nhớ mà xem, có phải sáng tác nhạc sến thường là đàn ông, hát nhạc sến thường là đàn ông, và nghe nhạc sến cũng là đàn ông quá nửa? Nhiều đàn ông còn hay mặc áo chim cò, với mong ước thầm kín được tự do bay bổng. Thực ra, đàn ông rất thông minh, đàn ông lãng mạn vì phụ nữ thích thế. Do đó, chúng ta hãy để đàn ông hát nhạc sến, hãy để đàn ông mặc áo chim cò, hãy để đàn ông lãng mạn, hãy để đàn ông được là đàn ông.


- Đàn ông tuyệt vời, bởi vì đàn ông sở hữu tình yêu rất bao la. Không như trái tim phụ nữ chật hẹp, chỉ yêu được từng người một, đàn ông có thể yêu vài ba cô cùng một lúc. Đàn ông có máu phiêu lưu mạo hiểm, bởi vậy đàn ông thích tình yêu, vì tình yêu là trò phiêu lưu vô cùng mạo hiểm.

Người ta vẫn nói “Con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai”. Có nghĩa là nếu không nghe phải những lời đường mật, thì chẳng có phụ nữ nào mê mệt một anh chàng chỉ vì anh ta có cặp đùi đẹp, hay làn da trắng mịn màng. Ca sĩ Châu Gia Kiệt là một minh chứng điển hình cho tình huống này, khi mặc dù anh ra rả “Anh đẹp trai thì sao ?”, “Anh đẹp trai thật mà”, ý chứng tỏ mình là chàng trai đẹp chính hiệu 3 con tôm, thì cũng chẳng có phụ nữ nào mảy may để ý tới.

Thường thì, khi không có cái gì, người ta sẽ khao khát cái đó. Đàn ông say mê cái đẹp. Các quảng cáo trên báo đài đã chứng minh, đàn ông có thể sẵn sàng quay ra mê mẩn người mà trước đó anh không thèm để mắt tới, vì da cô nay đã trắng, hay mái tóc cô nay đã óng mượt như tơ, thậm chí còn lãng nhách đến mức vì cô ấy ăn bánh mì ruốc hoặc uống nước tăng lực Samurai.

Tóm lại, dài dòng như vậy chỉ là để bào chữa cho thói yêu nhiều ở đàn ông. Đàn ông yêu bằng mắt. Mà phụ nữ lại đẹp. Nếu phụ nữ không đẹp, hoặc thị giác của đàn ông có vấn đề, thì họ cũng sẽ không lăng nhăng đến vậy. Cho nên hãy thông cảm cho đàn ông, không nên trách đàn ông về điều đó.

- Đàn ông tuyệt vời, bởi vì đàn ông yêu chân thành. Đàn ông khác phụ nữ. Phụ nữ có xu hướng nghĩ ngợi về tình yêu và những thứ liên quan. Thậm chí phụ nữ thường võ đoán về tình yêu nhiều hơn bản chất thực của nó. Còn đàn ông chỉ cảm nhận có tình yêu hay không, và quyết định có ở bên phụ nữ hay không. Trong tình yêu, đàn ông chủ yếu hành động theo cảm tính, và vì thế, rất chân thật. Đàn ông cũng không thích bàn tính tới tương lai của tình yêu. Nếu một đàn ông nói sẽ kết hôn với một phụ nữ, thì có khả năng đàn ông đó đã … già, hoặc anh ta đang nghĩ đến điều gì xa xôi hơn thế…

- Đàn ông tuyệt vời, bởi vì đàn ông chung thủy. Các bạn đừng hiểu lầm, mình có ý khen thật đó. Chung thủy, tra từ điển tiếng Việt, là có tình cảm trước sau như một, không thay đổi. Có nghĩa là một người có thể chung thủy với vài người, vô tư đi. Một đàn ông có thể chung thủy với vài phụ nữ. Bản tính đàn ông vốn trượng nghĩa, thương người, và không nên trách đàn ông về điều đó.

- Đàn ông tuyệt vời, bởi vì đàn ông oai vệ. Oai vệ là phải như thế nào? Oai vệ là phải gia trưởng, phải hống hách, phải lười biếng ko thèm làm việc nhà. Nếu hỏi 1 đàn ông “Sao chưa nấu cơm đi ?”, đàn ông đó sẽ hỏi lại ngay “Thế đàn bà để làm gì ?”. Trong suy nghĩ của đàn ông, tự nấu cơm tự quét nhà tự giặt quần áo là những chuyện đáng chán nhất trên đời. Đàn ông chỉ làm những việc đó khi bất đắc dĩ chẳng còn ai để sai bảo nhờ vả. Không phải cái gì tự làm cũng tự sướng. Và đàn ông hiểu rõ điều đó.


- Đàn ông tuyệt vời, bởi vì đàn ông giống … đồ ăn. Món đẹp mắt chưa chắc đã ngon, món ngon chưa chắc đã bổ, mà món bổ thì sẽ … béo. Còn món vừa ngon - bổ - đẹp mắt thì cái giá của nó cũng không dễ chịu chút nào. Tương tự thế, đàn ông ích kỉ thường chung tình, đàn ông phong tình thường biết làm cho phụ nữ thấy mình được yêu, đàn ông tài giỏi thường kiêu ngạo và đàn ông si tình thường yếu đuối. Nếu muốn một người đàn ông siêu nhân thì phụ nữ phải chấp nhận chia sẻ đàn ông đó với cả thế giới; còn nếu không thì hãy hài lòng với một đàn ông bình thường. Theo đó, phụ nữ nên xác định rõ khẩu vị của bản thân để chọn cho mình món ăn phù hợp, vì nếu ngán quá thì thỉnh thoảng có thể ăn kiêng, chứ để đổi món thì cũng không dễ dàng gì…

- Đàn ông tuyệt vời, bởi vì đàn ông cao cả. Đàn ông phải nhường cho phụ nữ nhiều thứ, trong đó có đặc quyền được mềm yếu, được khóc lóc. Thực ra ai cũng có tuyến lệ, và những giọt nước mắt nằm sẵn trong đó. Nhưng khi đàn ông khóc, đó trở thành một sự kiện. Đã có hẳn những bài hát ghi dấu sự kiện này như “Khi người đàn ông khóc”, “Giọt nước mắt đàn ông” hay “Tình yêu không có lỗi”, trong đó có câu “Nước mắt đàn ông không rơi từng giọt”, ý nói khi khóc, nước mắt đàn ông sẽ chảy … tồ tồ.

Vâng, các bạn thân mến, mình vốn thích số 8, mà kể ra được từng đây luận điểm chứng minh đàn ông tuyệt vời là mình đã hụt hơi lắm rồi. Dù cho các bạn có nỡ đánh giá mình là “láo có trình”, “đểu tiềm năng”, hay “có khiếu tầm bậy lắm đó nha” thì mình cũng xin anh dũng bảo vệ đến cùng sự thật bá láp rằng đàn ông rất là tuyệt vời.

Hỡi tất cả chị em phụ nữ, hãy trân trọng và quí mến đàn ông, hãy tiếp thêm cho đàn ông sức mạnh và chí khí để họ lao động sáng tạo, chinh phục thế giới, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, và quan trọng hơn cả là nâng niu và yêu thương phụ nữ chúng ta.
Theo Đàn ông


______________________________

Vì sao tôi nghèo mà anh lại giàu?


Tại sao có cô công nhân dệt làm suốt 4 năm, đình công lên xuống mà vẫn không được tăng lương, còn một cô công nhân khác chỉ sau 2 năm đã kịp trở thành bà chủ một xưởng may? Ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”. Chính vì vậy nhiều người không bao giờ nhìn thấy những nhược điểm của mình để tự khắc phục và cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo.

Chuyện anh nông dân
Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi … và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống. Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại…nghèo.
Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?
Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần. Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.
Chuyện cô thợ dệt
Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?
Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.
Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ “chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị”. Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương.
Chuyện anh họa sĩ
Một anh họa sĩ tên Nghèo, làm công ở xưởng chép tranh. Nghèo khéo tay vẽ đẹp, tranh của danh họa nào vẽ cũng giống một chín một mười. Nhưng đã sáu năm rồi, Nghèo vẫn cứ ... chép tranh.
Còn anh họa sĩ tên Giàu, chép tranh chả đẹp bằng Nghèo, chủ bán không được nên cho nghỉ việc. Giàu ngẫm tranh chép cũng là đồ giả mà lại đắt, chỉ bọn trọc phú mới mua. Giàu phóng tranh thành ảnh, lồng khung sang trọng rồi bán giá chỉ bằng 1/4 tranh của ông chủ nơi Nghèo làm việc. Thấy Giàu phất nhanh Nghèo hỏi cách nào, Giàu bảo “tại tớ bán khung mà người thì lại mua tranh”.
Ngẫm ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”

Chúc thư…


Lính thủy ,sưu tầm.
Nguồn: TTM.

Chúc thư cho chồng.:“…
. Em cấm anh không được cho con mẹ D. đến nhà quàn. Em ghét cái mặt nó không chịu được. Nó mà dẫn xác đến, em trợn mắt lè lưỡi ra là nó đứng tim, nó chết ngay tại chỗ cho coi. Ðám tang xong thì anh phải bán nhà đi khỏi cái xóm mình đang ở. Em không muốn anh tiếp tục sống cạnh nhà con mẹ B. nữa. Em thấy nó gian lắm. Nó thấy em đi qua là nó nhổ nước miếng xuống đất rồi quay ngoắt vào nhà, mà nó thấy anh thì nó cười ngỏn ngoẻn nhe răng ngựa ra trong khi em thì có làm gì nó đâu. Sau ba năm, anh muốn lấy ai thì lấy, em không cấm, nhưng anh không được lấy con mẹ N., con mẹ L., con mẹ C… Anh mà lấy một trong mấy con mẹ này thì em hiện hồn về em bóp cổ anh, em xé xác mấy con voi dầy ngựa xé này ra chứ đừng có mà trêu ngươi em. Quần áo của em, anh đem cho Salvation Army, cấm không được cho mấy con chằng ăn trăn quấn ấy đụng tới. Nữ trang thì đeo hết cho em rồi hãy chôn. Cái hộp bích qui em cất trong garage, dưới mấy thùng bột giặt, bọc bằng bao plastic thì mang đốt đi cho em. Cấm anh không được mở ra coi… Anh mà không nghe lời em, đêm em hiện về em lấy dây điện em xiết cổ anh. Trong ấy chỉ có đống hình và thư của mấy con hà bá bạn anh thôi. Không cần phải xem nữa. Ảnh chúng nó bị vẽ râu và chọc mắt rồi thì xem làm gì nữa. Luôn cả quyển sổ điện thoại mà anh tưởng mất, đi kiếm cả tháng không ra hồi đó nữa. Chúng nó ở trong đó hết. Hơn nữa, mấy con mụ ấy cũng đâu còn ở những số điện thoại cũ nữa mà kiếm. Bây giờ em đã ra đi, anh muốn làm gì với những đứa khác thì làm, em không biết thì không sao, nhưng cấm anh không được lạng quạng trở lại với mấy con …. kia. Em nghĩ tới chúng nó mà vẫn còn lộn ruột. Có đứa dám gọi em là sư tử trong thư viết cho anh mà em bắt được. Chúng nó hỗn như thế sao chịu được. Anh phải nghe lời em: chủ nhật phải ra thăm mộ em, đi một mình, không được hẹn hò đứa nào trong ngày hôm ấy. Có đi chơi với con nào thì cấm không được đeo mấy cái ca vát em mua cho, mấy cái sơ mi, giầy, jacket em chọn cho anh hồi em còn sống. Em thiêng lắm, nói cho anh biết trước. Ðừng có chọc em cho em điên tiết lên, nghe
 chửa…” 
Chúc thư cho vợ. ……
Em yêu, ai mà sống ở đời được mãi. Ai chả có lúc phải nói lời vĩnh biệt. Khi anh ra đi, thì đây là di chúc – em hãy nhớ làm những điều sau đây anh dặn: 1) Mang cất ngay dàn Karaoke vào garage. Giọng em tối nào cũng rống lên hãi hùng như thế, không có anh, con mẹ Ấn Độ sau nhà nó nhẩy sang xé xác em ngay.
2) Tính em vốn không thích làm việc nhà, việc bếp. Em nên tái giá ngay để có kẻ hầu thay thế chỗ anh. Trong số bạn của anh, anh đề nghị em lấy thằng Long, vì khi còn sống, anh ghét thằng này nhất, lúc nào cũng vênh cái mặt lên cho rằng đời nó hơn anh mọi thứ. Lấy em xong là đời nó tàn, thử xem nó còn huyên hoang được nữa không.
3) Nếu thằng Long không chịu lấy em, thì em lấy thằng Hoàng. Thằng này mang nữ tính, bảo gì nghe nấy, em đỡ phải quát tháo như em đã quát anh.
 4) Nhưng em chớ có lấy thằng Dư. Nó có võ Bình Định. Hỗn như em thì nó uýnh chết, không chết cũng u đầu. Tội nghiệp mấy đứa con anh đã mất cha giờ thành không 
 5) Cũng đừng lấy thằng Phú mắc bệnh đau tim. Cứ mỗi tháng credit cards của em gửi bill về, nom thấy là nó đột quỵ ngay, em sẽ thành góa bụa lần nữa.
6) Nếu cả bốn thằng Long-Hoàng-Dư và Phú đều không chịu lấy em, thì em chớ có đi mỹ viện sửa sang hòng re-marry. Để dành tiền ấy mà nuôi con vì anh biết chắc là chúng nó sẽ chỉ còn da bọc xương trong vòng một tháng.
7) Em cũng đừng theo tục lệ Việt-Nam nấu cháo hay nấu cơm cúng giỗ cho anh. Cháo em hễ nấu là khét, mang xuống âm phủ chỉ làm Diêm Vương thêm nỗi giận. Còn cơm em thì… thôi anh xin miễn. Em muốn cả địa ngục đi tiêu chảy vì ăn phải gạo sống, thì cứ việc nấu.

M Ệ T ...


Mỉm cười không Mệt ... Tức giận mới Mệt. ...

Ðơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt.
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt.
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt.
Chung tình không mệt, đa tình mới mệt.
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt.
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt.
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt.
Ðược mất không mệt, tính toán mới mệt.
Thể chất mệt không phải mệt, tâm can mệt mới là mệt.
 
Người viết bài này không Mệt,
Người chuyển tiếp bài này không Mệt,
Người đọc bài này mới Mệt...
Cho nên... mới xem tựa bài đã thấy... « Mệt » !...
Vậy chuyển tiếp bài nầy đi sẽ hết...."Mệt"!...

Vì sao phụ nữ giảm béo !

Chuyện tình của lợn


"Ban đêm, lợn đực lúc nào cũng thức để trông cho lợn cái. Nó sợ, thừa lúc chúng ngủ say, người ta sẽ đến bắt lợn cái đem đi thịt.

 Ngày lại ngày, lợn cái càng béo trắng nõn nà, lợn đực càng gầy đi trông thấy.
 ...
 Đến một ngày, lợn đực tình cờ nghe được ông chủ nói chuyện với tay đồ tể. Ông ta muốn thịt lợn cái đang béo tốt. Lợn đực nghe vậy mà lòng đau khổ khôn cùng.

 Thế là từ lúc đó, tính tình lợn đực thay đổi hẳn. Mỗi lần ông chủ mang đồ ăn đến là lợn đực ta giành ăn bằng sạch, ăn xong nó lại nằm ườn ra ngủ như chết. Nó còn nói với lợn cái, từ giờ ban đêm phải canh gác thay cho nó. Nếu phát hiện ra không chịu canh thì nó sẽ không bao giờ quan tâm đến lợn cái nữa. Thời gian qua đi, lợn cái cảm thấy lợn đực càng ngày càng không để ý gì đến mình nữa. Lợn cái buồn bã, thất vọng vô cùng. Còn lợn đực hàng ngày vẫn vô tư, vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.

 Ngoảnh đi ngoảnh lại một tháng qua đi, ông chủ dẫn tay đồ tể đến chuồng lợn. Ông ta thấy lợn cái trước đây đẫy đà, nõn nường là thế giờ chẳng còn lại được bao nhiêu thịt. Còn lợn đực lại trở nên béo trắng hẳn ra. Lúc này, lợn đực ta liền chạy thục mạng xung quanh chuồng, nó muốn thu hút sự chú ý của ông chủ, chứng tỏ nó là con lợn béo tốt, khỏe mạnh.

 Cuối cùng thì tay đồ tể cũng bắt lợn đực đi. Khoảnh khắc bị lôi ra khỏi chuồng, lợn đực vẫn cười và nói với lại với lợn cái: “Sau này em nhớ đừng ăn nhiều nhé!” Lợn cái đau xót cùng cực, định xông ra theo chồng, nhưng cửa chuồng đã đóng sầm trước mặt nó. Qua hàng rào tre lợn cái vẫn nhìn thấy ánh mắt chớp chớp của lợn đực.

 Tối hôm đó, lợn cái nhìn nhà chủ vui vẻ, quây quần bên nhau ăn thịt lợn, nó buồn bã thả mình nằm xuống nơi trước đây lợn đực vẫn nằm. Đột nhiên nó phát hiện thấy trên tường có dòng chữ: “ Nếu tình yêu không thể diễn đạt được bằng lời, anh nguyện dùng sinh mạng để chứng minh.” Lợn cái đọc xong dòng chữ mà lòng đau quặn thắt.

 Loài người nghe xong câu chuyện tình đẹp mà buồn này không khỏi động lòng. Chị em nữ giới để tưởng nhớ mối tình này, bắt đầu đua nhau giảm béo…"


Nụ hôn thần thánh

Một cô gái và một thiếu niên cùng bước xuống một chuyến đò. Khi bà lão chèo đò chèo ra giữa sông, gã thiếu niên xích lại gần cô gái và hỏi:
- Em có muốn hôn anh không?
Cô gái hét vào mặt gã thiếu niên:
- Đồ nhóc con.

Khi cô gái bước lên bờ, bà lão chèo đò nói với gã thiếu niên:

- Vào đêm 30 hằng tháng, cô ấy thường hay vào miếu làng khấn vái. Cô ấy rất tin vị thần này. Con hãy núp sau lưng tượng thần. Khi cô ấy khấn vái thì con nhảy ra và xưng là thần, lúc đó con muốn gì cô ấy cũng chiều.
Gã thiếu niên làm y lời của bà lão chèo đò. Trong bóng đêm cô gái đang quy khấn, thì gã thiếu niên từ sau tượng thần nhảy ra hét sang sảng:
- Ta là thần ở miếu này.
Cô gái hồn vía thất thần:
- Con lạy thần! Con lạy thần!
Vị thần nói:
- Ta muốn lấy nhà ngươi. Cô gái im bặt một lúc rồi nói:
- Con là con gái còn trinh, lấy thần bây giờ sau này làm sao con lấy chồng . Thần suy nghĩ một thoáng:
- Không lấy ta, thì cho ta ôm hôn cũng được.
Cô gái trả lời:
- Được… Được… Sau khi ôm hôn xong, vị thần liền cười to:
- Ha! Ha! Ha! Ta không phải là thần, ta là thằng nhóc con. Ha!Ha!Ha! Lập tức, cô gái bỗng cười phá lên:
- Ha! Ha! Ha! Ha! Ha! Ta không phải là cô gái, ta là bà lão chèo đò. Ha! Ha! Ha!

Thơ T.T.K.H.


The "romantic" reaction (lãng mạn)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Cho anh xáp lại có được không?
Ðỡ bận tâm em tìm kép mới
Khỏi mắc công anh kiếm lòng vòng

 

The "hurry up" reaction (vội vã)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh giờ chưa vợ vẫn nằm không
Cho anh nối lại tình năm cũ
Kẻo muộn rồi em lại... lấy chồng
 


The "cheapy" reaction (bần tiện)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Con em năm đứa chạy lông nhông
Ối dzời đông quá ai mà dám
Nhảy vào nuôi gạo chả bõ công


 

The "relieved" reaction (nhẹ nhõm)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh mừng hết lớn nhẹ như bông
Hết cần lén lút sau manh cửa
Ðợi hắn đi ra nhẩy vào phòng
 


The "no one can do" reaction (vợ là trên hết)

Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh đành chịu phép thế là xong
Vợ anh dữ lắm xin em hiểu
Sư tử Hà Ðông nó "xếp sòng"
The "curious" reaction (tò mò)

Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Cho anh xem mặt chút được không?
Gặp rồi xin lỗi cho anh hỏi
Người xí thế sao dám... bỏ chồng?
 


The "religious" reaction (tín ngưỡng)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Trời ơi có thật uổng hay không
Anh đi tu mãi từ dạo ấy
Chả nhẽ giờ anh lại nhảy dòng?

 


The "mommy’s boy" reaction (con trai của mẹ)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh về thưa mẹ lấy được không?
Mẹ rằng: Như thế không phải lối
Mầy ngu sao lấy gái một chồng?
 


"Too late" reaction (muộn màng)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Thời nay thật khó kiếm đàn ông
Ngày xưa ong bướm bu đầy ngõ
Bây giờ bướm dzọt, ong cũng dông
 


The "practical" reaction (thực tế)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Làm ơn ráng chịu có được không?
Cho anh yên ổn làm ăn với
Anh chán lắm rồi chuyện viễn vông
 


The "sympathetic" reaction (lòng thương cảm)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh thương giùm số phận long đong
Người sao đẹp quá mà xui thế
Tính lẻ sơ sơ... bảy đời chồng
 


The "an phận" reaction (phủi tay)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh về an phận thế cho xong
Vợ anh không đẹp bằng em mấy
Nhưng đỡ hơn em chẳng đổi lòng
 


The "Heart of Stone" reaction (trái tim sắt đá)
Nghe nói rằng em đã bỏ chồng
Chẳng hay chồng cũ có mừng không
Bảo rằng em giống như xe cũ
Ðứa nào mua lại sửa mất công



 

The "dream on" reaction (mộng mơ)
Nghe nói rằng em sắp bỏ chồng
Tin đồn chả biết thật hay không
Làm anh thấp thỏm chờ đợi mãi
Ðợi mãi mà em chả bỏ chồng 




 

The "promise" reaction (lời hứa)
Nếu biết rằng em đã bỏ chồng
Anh nằm van vái với tổ tông
Từ nay thề sẽ không chơi bậy
Ðể có mền da đắp mùa đông

Cái sự khác biệt giữa Sài Côn và Hà Thành

Hình thức

Hà Nội, cho dù trong túi bạn không có tiền nhưng ra đường vẫn muốn “xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần, đầu tóc bóng loáng”!
Đến Sài Gòn bạn sẽ thấy nhiều người đi xe 67 của bảo tàng, điện thoại đời đầu, áo phông cũ, nhưng nếu ai hỏi tiền sẽ trả lời: “Cần nhiêu?”.

Giao thông
Ở Hà Nội, nhiều xe máy lấn phần xe hơi, nhưng luôn phải quan sát phía sau nếu muốn dừng lại khi đèn đỏ!
Đến Sài Gòn, bạn có thể thấy người ta vượt đèn đỏ, nhưng không ai dám đi vào phần đường của xe hơi!

Gọi điện ngoài đường
Ở Hà Nội, bạn có thể đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại “cho cả thế giới biết bạn là ai”!
Đến Sài Gòn, bạn hãy dắt xe lên vỉa hè nói chuyện nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn “cuốn theo chiều gió”!

Cơn mưa
Mưa Hà Nội giống như tính tình các cô gái Hà N ội, âm ỉ dai dẳng và làm cho bạn nhớ mãi!
Những cơn mưa Sài Gòn giống tính tình của các cô gái Sài Gòn , đỏng đảnh nhưng mau quên!

Con gái
Con gái Hà Nội, da trắng, nói năng nhỏ nhẹ, gọi người yêu là anh yêu. Khi bạn đã yêu thì khó bỏ!
Con gái Sài Gòn da rám nắng, nói năng ngọt ngào, gọi người yêu là ông xã. Khó tán nếu muốn yêu!

Hai cô gái cùng thích một món đồ
Con gái Hà Nội sẽ nói với bạn: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”.
Con gái Sài Gòn thủ thỉ: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”.

Khách sạn
Ở Hà Nội, khi dừng xe trước cửa khách sạn, có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu!
Đến Sài Gòn, xe vừa dừng, xuất hiện ngay người chạy tới mở cửa và giúp bạn bê đồ vào khách sạn!

Thái độ phục vụ
Ở Hà Nội, chắc hẳn bạn sẽ xúc động đến lăn đùng khi thấy người phục vụ nói lời cảm ơn!
Đến Sài Gòn, dần dần bạn sẽ thấy “bình thường thôi” khi cô lễ tân cúi gập người chào bạn!

Đi hát Karaoke
Đi hát ở Hà Nội chủ yếu hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ. Hát xong quên luôn vừa hát bài gì!
Đến Sài Gòn nhớ hát hay là chính, vì thế phải gắng hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê một cục!

Đi sắm đồ
Ở Hà Nội, sáng ra bạn vào cửa hàng quần áo chọn hàng mà không mua, bạn sẽ được nghe người bán hàng văng một tràng tiếng Đan Mạch và họ còn đốt vía sau khi bạn đi!
Đến Sài Gòn, không kể sáng trưa chiều tối, nắng mưa gió bão, bạn chọn thoải mái, nếu bạn không mua, người bán hàng nói: “Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha”!

Ngôn ngữ
Ở Hà Nội, trước khi đi Sài Gòn, bạn chào họ hàng: “Cháu chào cô cháu đi!”.
Từ Sài Gòn, bạn về Hà Nội, bạn chào hàng xóm: “Con thưa dì con dzìa!”.

Quán cà phê
Ở Hà Nội bạn sẽ quen mắt với quán cà phê chen chúc, hai đôi tình nhân chung một bàn!
Đến Sài Gòn bạn sẽ lạ mắt khi thấy những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus!

Gọi cà phê
Ở Hà Nội khi bạn gọi “cà phê nâu” sẽ được cà phê sữa. Đến Sài Gòn nếu gọi câu đó chủ quán sẽ mang cho cà phê đen!
Ở Hà Nội, nếu bạn gọi “bạch sửu” họ tưởng bạn là người Tàu! Nhưng đến Sài Gòn họ sẽ mang cho bạn ly cà phê sữa!

Sau khi gọi cà phê
Ở Hà Nội, bạn được một cốc cà phê có ít sữa và vài cục đá lạnh nhỏ. Nếu muốn có cốc nước lọc bạn phải gọi vài lần.
Đến Sài Gòn, bạn sẽ thấy cốc cà phê có sữa và đá lạnh đầy ú ụ. Cùng với đó là cốc trà đá to đùng và nước lọc đủ để tắm!

Uống cà phê
Ở Hà Nội thường có thói quen uống cà phê khi đi chơi vào buổi tối, hoặc trước khi… đi ngủ!
Đến Sài Gòn bạn sẽ thấy thiên hạ uống cà phê có nhiều đá vào buổi sáng, và uống trước khi đi làm!

Khi có người rủ bạn ăn sáng
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn đủ tiền cho hai người, hoặc là chẳng cần đồng nào!
Đến Sài Gòn: Nếu bạn nhận lời đi ăn sáng cùng, ăn xong tiền ai nấy trả!

Ăn sáng
Có thể bạn quen với bát phở Hà Nội không thể thiếu mì chính và quẩy, được bưng ra trong khi ngón tay người phục vụ nhúng cả vào đó!

Đến Sài Gòn bạn đừng ngạc nhiên khi phở phải có rau, giá và tương, được bưng ra với cái tô được đặt trên chiếc đĩa!

Chùa chiền
Chùa chiền ở Hà Nội khi bước chân vào là thấy lòng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa!
Đến Sài Gòn bạn sẽ không quen với không gian ồn ào, không tịnh, khách đến chủ yếu là tham quan!

Đèn đỏ
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước
Hà Nội: chửi tan nát đối tượng
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp

Con đường
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm

Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

Dao dĩa
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa

Dạ vâng
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”

Tỏ tình
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao?”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn

Giữ xe hàng quán
Hà Nội: trông hộ xe miễn phí
Sài Gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”

Xôi
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Siêu thị
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình

Nhà sách
Hà Nội Nhân viên hách dịch
Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Tào phớ

Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài.

Chè
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút.

Cắt chanh
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa

Cây xanh
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba Tháng Hai

Tán gái
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Cuối tuần
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm

Chất chơi và chất chiến
Hà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có.
Sài Gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền: Chú cần nhiêu???

Gọi người yêu
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu.
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã.

Xe
Hà Nội: hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn: những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

Vá xe
Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho.

Hồ
Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to
Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại.

Xe khách
Sài Gòn: Đi xe đò!!! 1 người 1 ghế (số ghế đàng hoàng) không đón thêm nếu đã đầy.
Hà Nội: Anh ngồi xích vào, cho người ta ngồi với!

Ra đường
Sài Gòn: Ra đường đầu tóc chỉnh tề
Hà Nội: Đội nón tai bèo ta rề rề dạo phố

Shopping
Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.

Nói tức
Hà Nội: Quân dở hơi
Sài Gòn: Đồ mắc dịch

Hài
Hà Nội: Nặng về lời nói.
Sài Gòn: Nặng về cử chỉ.

Nói năng
Người Hà Nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Quán Internet
Hà Nội: ít nhưng rẻ!
Sài Gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa
Hà Nội: nhỏ và ngắn
Sài Gòn: rộng và sâu

Chào hỏi
Hà Nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!
Sài Gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Về đồ ăn
Người Hà Nội hay ăn mặn
Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt

Ngồi quán
Hà Nội: Nhiều quán ngồi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài Gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Giục người bán hàng gói nhanh lên
Sài Gòn: Vâng em làm ngay đây
Hà Nội: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh sang hàng khác!

Phong cách sống
Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn.

Cái tẩy
Ở Hà Nội: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở Sài Gòn: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá.

Thuốc lá
Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai.

Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vàokhách sạn Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Giầy vớ
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

Chợ tình
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có xài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

Ca ve:
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha…”

Giàu có:
Bạn được coi là giàu có khi…
ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Uống bia
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về

Xôi

Hà Nội: Gói lá

Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon

Phở
Hà Nội: khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

Nước canh rau muống
Hà Nội: Sấu, chanh
Sài Gòn: Me, chanh

Cơm sườn
Hà Nội: những miếng sườn nhỏ nhỏ xào chua ngọt, ngon kinh hoàng
Sài Gòn: một tảng thịt nướng to đùng

Hồ
Hà Nội: mênh mông là nước, đẹp và thơ mộng
Sài Gòn: như một cái ao bé cỏn con.

Thời trang

Hà Nội: không nhiều nhưng tinh tế
Sài Gòn: nhiều vô kể, giá rẻ , không đến nỗi nào nhưng không đặc sắc

Sinh viên và cave

Hà nội: Nhiều em cave trông như sinh viên
Sài gòn: Nhiều em SV trông như cave

Cảm nhận của một người Hà Nội về người Sài Gòn

Vô tình đọc được bài cảm nhận của một người Hà Nội viết vềngười Sài Gòn sau một thời gian anh ta ở đây. Ban đầu anh ta thấy Sài gòn thật xô bồ, chật chội. Nhưng khi gắn bó ở đây một thời gian, anh ta yêu Sài Gòn lúc nào không hay biết.
Bài viết thật hay và đúng như những gì anh ta cảm nhận. Sài Gòn:
Tôi bước chân xuống Tân Sơn Nhất lần đầu cũng đã lâu. Đi taxi về công ty tôi – đường phố đông đúc nhưng mọi người đi có thứ tự. Những tòa nhà cao ốc be bé nằm sát nhau trên đường Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ khiến tôi nghĩ Sài Gòn thật xô bồ, lộn xộn. Thế mà từ đó đến giờ đã yêu mất Sài Gòn và người Sài Gòn.
duong pho sai gon1 Cảm nhận của một người Hà Nội về người Sài Gòn
Người Sài Gòn có vài món ăn quen, món đặc biệt nhất là Cơm Tấm. Sáng Cơm Tấm, tối đêm Cơm Tấm. Lâu đi nhậu về là lại thèm một dĩa cơm sườn bì chả, ghé vào vỉa hè, ăn rồi mới leo lên giường ngủ được.
Người Sài gòn sáng cafe ăn sáng vỉa hè, cafe nhạt, kèm theo bình trà và vài ba tờ báo ngồi dưới những hàng cây cao nhìn dòng người qua lại. Đồ ăn sáng Sài Gòn cũng đơn giản, bánh canh, hủ tíu, phở Bắc, phở Hoa, món nào vỉa hè cũng ngon, ngu nhất là ghé vào mấy quán trong nhà, có thương hiệu vì mắc chết mẹ
Người Sài Gòn không có khái niệm đại gia hay đẳng cấp. Một ông chủ đi mẹc cũng vẫn ngồi vỉa hè ăn, nhậu chứ không cần phải thể hiện đẳng cấp đại gia. Những chàng trai, cô gái sành điệu vẫn ăn hàng cùng với những người lao động chứ không phân bì. Miễn là đủ tiền để trả không có người ta đánh cho nhừ xương.
Người Sài Gòn có món nhậu, vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, có tiền cũng nhậu, hết tiền càng phải nhậu. Giầu thì uống rượu Tây, bình dân thì Ken, Sài Gòn đỏ, Tiger (chỉ dành cho những ông già tầm 60 -bữa nào kể cho nghe), nghèo thì Ngọc Dương, Chuối Hột và vài trái xoài.
Người Sài Gòn không nhậu trưa, chỉ có nhậu từ tối – đêm – sáng. Dân nhậu có câu “Tình thương mến thương”, thấy bàn bên cạnh có anh chàng nói chuyện vui, sang cụng cái, bàn bên kia có cô bé dễ thương đi một mình sang cụng một cái. Cụng qua cụng lại một lúc lại sắp vài bàn vào làm một. Zô là zô là zô là zô. Nhiều người cứ nghĩ rằng nhậu nhẹt ở Sài Gòn là bê tha – người Sài Gòn không thế. Nhậu là chia sẻ, là giải tỏa những gì còn đọng trong ngày, có chút hơi men uống vào cho quên. Sáng dậy lại hòa mình vào cuộc sống và quên đi những chuyện cũ.
sai gon buoi sang 1024x768 Cảm nhận của một người Hà Nội về người Sài Gòn
Người Sài Gòn yêu nhau cũng lạ, không cần phô trương, thương là đến với nhau. Quen nhau từ bàn nhậu, quen nhau ở quán cafe, quen nhau trong thang máy… cứ thích là nhích thôi. Người ta thương nhau, về với nhau là để thế giới bớt đi hai người cô đơn (thế mà anh vẫn cô đơn thế này) Yêu Gái Sài Gòn không cần phải tỏ tình, cứ rủ đi cafe vài bữa, cho nắm tay, đi xem phim cho thơm, thế là thành bà xã… Tình yêu cũng có hợp tan, nếu hết thương nhau thì lại nhậu, cafe, xem phim… và thêm một mối tình mới.
….

(theo Người nhiều chuyện)

Chuyện vui: Gẫy cột buồm

Coi chừng gy ....cột buồm
 Có một gia đình nọ, người vợ cả không có con nên đành lòng phải đi cưới vợ bé cho chồng mình nhưng với điều kiện là người vợ bé phải ở nhà phía sau. Ông chồng mừng như vớ được vàng. Ban đêm bà vợ cả mắc cái võng ngủ ngay cái cửa ăn thông hai nhà.
Cô vợ bé còn trẻ cũng háo hức được ngủ với chồng mình nhưng đêm đã khuya mà chưa thấy chồng mình xuống nhà bèn nhắn gửi qua câu thơ trong đêm trường khuya khoắc:
Thuyền ơi có nhớ bến không
Bến thì luôn nhớ và mong thuyền về
Ông chồng nằm nhà trên cũng rạo rực lắm và khi nghe hai câu thơ não nuột của bà vợ bé như thế cũng muốn xuống nhà dưới ngủ với bà ta nhưng thấy bà vợ cả nằm trên võng còn thức nên anh không dám xuống và ông ta đành lòng phải trả lời:
Bến ơi thuyền nhớ vô cùng
Dọc đường đồn bót ngại ngùng khó qua
Bà vợ cả quái ác nằm trên võng nghe hai người ở hai đầu trò chuyện với nhau, mỉm cười trong bóng tối bèn trấn an hai người qua câu:
Bót đồn thì mặc bót đồn
Thuế má đóng đủ thuyền qua mặc thuyền
Ông chồng nằm trăn trở mãi sau khi nghe bà vợ cả "đòi đóng thuế " và cũng vì muốn "tìm của lạ" nên cũng đành chấp nhận "đóng thuế" bà vợ cả cho xong. Sau khi " đóng thuế " xong nhưng vì bị "tận thu" nên ông chồng phải đành lòng nhắn gửi cho người vợ mới:
Bến ơi thuyền cũng muốn qua
Thuế má đóng đủ nhưng gãy cha cái cột buồm
Bà vợ bé !!!!
 

HÌNH ẢNH THÚ VI

 HÃY NHÌN KỸ NHÉ


B
n thy gì?
nhìn k
bn s thy hai cnh trái ngược trong mt tm hình:
1-. cô gái ng
i, chàng trai đng đàng sau, ôm c cô gái.


2.chàng trai ngi, cô gái đng đàng sau, ôm c chàng trai

Xem xong hình này, b
n có dám nói và dám tin nhng ai nói:Chính mt tôi thy!

Một ít vui vui

Toán vui
Còn 1 000 nữa.
Cu Tý muốn mua cái áo giá 97.000
Tý mượn tía 50.000
và mượn má 50.000
Tý được thồi lại 3.000
Tý trả lại tía má mỗi người 1.000
vậy là còn thiếu tía má mỗi người 49.000
Tý còn lại 1.000
như vậy
49 + 49 = 98 + 1 = 99
còn 1000 nữa ở đâu ?

Tranh vui
Lớn con mạnh sức

Phục sát đất

Mời coi them